CHIA SẺ

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

MUA CÂY CHÚC GIỐNG Ở ĐÂU?

Cây Chúc có nhiều tác dụng và được mọi người đánh giá cao. Vì vậy, khách hàng tìm mua giống Cây Chúc về trồng tại nhà rất nhiều. Tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn chưa biết địa chỉ mua Cây Chúc Giống ở đâu tốt nhất. Mời Bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.


Cây Chúc Giống

Vì sao Cây Chúc Giống được nhiều khách hàng lựa chọn?

Cây Chúc có nguồn gốc ở huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang. Nó thuộc họ nhà Chanh nhưng quả Chúc lại sần sùi và rất lạ mắt. Hiện nay mức giá bán Trái Chúc cao hơn nhiều lần so với Trái Chanh, chứng tỏ được khách hàng rất ưa chuộng.

Công dụng của Cây Chúc mang lại là điều được nhiều người đánh giá cao. Lá Cây Chúc được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn, mang đến hương vị khác lạ, hấp dẫn và rất đặc trưng. Quả Chúc được pha thành nước uống, gội đầu, hay làm tinh dầu, mang lại giá trị kinh tế cao cho Bà con.

Chính vì vậy, nhiều Bà con tìm kiếm địa chỉ bán Cây Chúc Giống uy tín để chọn cây giống về canh tác, phát triển kinh tế.


Vì sao Cây Chúc Giống được nhiều khách hàng lựa chọn

Mua Cây Chúc Giống ở đâu?

Nhận thấy những giá trị của Cây Chúc mang lại, nhiều nhà vườn đã cung cấp đến khách hàng Cây Chúc Giống. Tuy nhiên, không phải địa chỉ cung cấp Cây Chúc Giống nào cũng cho ra những cây giống khỏe mạnh với giá cả hợp lý cho Bà con.

Vì vậy, Bà con có nhu cầu mua Cây Chúc Giống cần tìm hiểu kĩ lưỡng thông tin và tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân. Một trong những địa chỉ uy tín chuyên cung cấp Cây Chúc Giống được đông đảo khách hàng tin tưởng và đánh giá cao là Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn.


Mua Cây Chúc Giống ở đâu

Những lý do khách hàng tin tưởng ở Cây Xanh Gia Nguyễn là:

– Địa chỉ có tiếng trên thị trường, với nhiều năm kinh nghiệm là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

– Chất lượng cây giống đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ.

– Cam kết cung cấp đến khách hàng những cây giống khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

– Mức giá cả ưu đãi, cạnh tranh trên thị trường.

– Có chế độ bảo hành cụ thể và rõ ràng.

– Nhân viên thân thiện, vui vẻ, có trình độ chuyên môn giỏi sẽ tư vấn cho Bà con về kĩ thuật chăm sóc Cây Chúc.

Nhà vườn luôn đặt sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng hàng đầu, luôn cung cấp ra thị trường những cây giống khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng với dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp. Chính những điều đó đã tạo nên thương hiệu Cây Giống Gia Nguyễn trên thị trường hiện nay.

Địa chỉ liên hệ:

CÂY XANH GIA NGUYỄN

Địa chỉ liên lạc : Số 61, Đường số 12, Khu Đô Thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại : 0283 88 222 70

Hotline : 093.76.70.722 – 0389.667.517

Email : CayXanhGiaNguyen@gmail.com

Website : www.CayXanhGiaNguyen.com

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

KỸ THUẬT CẮT TỈA GIÚP CÂY CHÚC KHỎE MẠNH, SINH TRƯỞNG TỐT

Cây Chúc – đặc sản vùng Bảy Núi, An Giang thuộc loại cây hoang dã, nhưng lại mang đến những công dụng vô cùng tuyệt vời trong ẩm thực. Vì vậy, để Cây Chúc phát triển, sai trái quanh năm, Bạn nên nắm rõ kỹ thuật cắt tỉa giúp Cây Chúc khỏe mạnh,sinh trưởng tốt ngay sau đây!


Cây Chúc

Kỹ thuật cắt tỉa giúp Cây Chúc khỏe mạnh, sinh trưởng tốt

Thông thường, Cây Chúc sẽ phát triển chiều cao đến 3- 4m như một bụi cây rậm rạp, sau đó sẽ phát triển như một cây thân gỗ thông thường qua việc cắt tỉa. Vì vậy, việc cắt tỉa Cây Chúc rất quan trọng. Việc này nhằm mục đích duy trì vóc dáng gọn gàng cho cây, đồng thời tăng cường ánh sáng qua các tán lá, giúp cây quang hợp tốt hơn. Nó còn có tác dụng trong việc giảm các vấn đề do sâu bệnh, côn trùng gây ra. Đồng thời cũng như loại bỏ các vùng, nhánh cây bị hư hỏng, sâu bệnh ra khỏi cây.


Kỹ thuật cắt tỉa giúp Cây Chúc khỏe mạnh, sinh trưởng tốt

Kỹ thuật cắt tỉa giúp Cây Chúc khỏe mạnh,sinh trưởng tốt như sau:

– Bạn hãy cắt một góc 45 độ trên các nhánh gần thân chính của cây, hay gần các nhánh chính của cây bằng dụng cụ cắt tỉa chuyên dụng. Để loại bỏ các nhánh gần kề cọ sát với nhau.

– Cắt bỏ các phần bệnh của Cây Chúc, làm sạch kéo cắt hoặc cưa cắt tỉa với một hỗn hợp của 70% cồn biến tính, và 30% nước để tránh lây lan bào tử nấm.

– Cắt bỏ cành đã chết.

– Cắt bỏ các chồi và các nhánh cây phát triển từ gốc, hay các chồi và nhánh phát triển ở các vị trí trong khoảng 25- 30cm tính từ gốc lên.

– Cắt bỏ các nhánh đang phát triển hướng vào trong hoặc phát triển ở các hướng khác vị trí đã được thiết lập cho cây sinh trưởng và phát triển.


Bấm ngọn để Cây Chúc phân nhánh tạo tán đều

Khi thấy một nhánh phát triển dài ra liên tục, Bạn cũng nên bấm ngọn để cây phân nhánh tạo tán đều.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÚC ĐÚNG KỸ THUẬT

Cây Chúc còn được gọi là Cây Chanh Thái. Nó vừa được trồng làm cảnh, lại vừa được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn. Phần vỏ ngoài của quả Chanh Thái thường xù xì, nhiều nếp nhăn. Tuy nhiên, bên trong lại có mùi thơm, mọng nước, rất ngon nên rất được thị trường ưa chuộng. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ hướng dẫn tới Bà con cách trồng Cây Chúc đúng kỹ thuật để cho năng suất cao, tăng thu nhập cho Bà con.


Cây Chúc Giống

Cách trồng Cây Chúc đúng kỹ thuật

Tại Việt Nam, Cây Chúc được biết tới là giống chanh còn khá mới lạ được trồng phổ biến ở khu vực An Giang. Do sở hữu kỹ thuật đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, hơn nữa, nó có thể chịu được điều kiện khô hạn tốt nên được nhiều Bà con lựa chọn. Về cách trồng Cây Chúc, Bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Chọn Cây Chúc Giống

Trước tiên Bạn phải chuẩn bị Cây Chúc Giống đảm bảo chất lượng. Bà con có thể thực hiện gieo hạt hoặc chiết cành. Ngoài ra, nếu Bạn chưa tìm được giống chuẩn hãy liên hệ tới Cây Xanh Gia Nguyễn để được cung cấp giống F1, đảm bảo tiêu chuẩn, có khả năng sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.


Cách trồng Cây Chúc đúng kỹ thuật

Đất trồng Cây Chúc

Cây Chúc là loại cây ưa đất thoát nước tốt và đủ ẩm, để cây phát triển tốt nên cho đất ở độ pH từ 5.5- 6.0. Cây Chúc thường bị vàng lá nếu điều kiện đất có độ pH trên 7.5. Do vậy, Bạn nên trộn thêm phân hữu có xơ dừa, tốt nhất nên mua đất sạch về trồng.

Cây Chúc có thể trồng trong chậu hoặc ngoài đất, nếu trồng trong chậu thì nên chọn chậu có đường kính lớn thì Cây Chúc mới mau lớn. Chậu có đường kính ít nhất từ 40cm, có thể sử dụng chậu nhựa, chậu xi măng, thùng xốp…

– Kĩ thuật trồng Cây Chúc:

+ Trồng chúc trong chậu: Cho đất vào khoảng 2/3 chậu, đặt Cây Chúc vào, cho thêm đất lấp đầy và dùng tay ấn nhẹ để cố định cây.

+ Trong cách trồng Cây Chúc ở đất, Bà con nên trồng liếp, mô, đào hố nhỏ trên mô, liếp. Cho thêm phân hữu cơ, cám dừa hoặc đất sạch vào.

+ Nên sử dụng cây cố định không làm bị động gốc, để cây mau ra rễ.

Hướng dẫn cách chăm sóc Cây Chúc

Tưới nước

Cây Chúc cần được tưới nước sâu, duy trì lớp đất bề mặt khô, lớp đất dưới ẩm nhẹ. Tần suất tưới nước sẽ thay đổi theo độ xốp của lớp đất cũng như kích thước của cây. Vì vậy Cây Chúc mới trồng nên tưới nước thường xuyên, còn từ 3- 4 tháng tuổi thì mỗi tuần tưới đẫm 1 lần là được.


Hướng dẫn cách chăm sóc Cây Chúc

Cắt tỉa


Quá trình cắt tỉa cành đúng cách cũng có tác dụng giúp cành khỏe, cây phát triển tốt, hạn chế tối đa sâu bệnh. Với những cành bị sâu hoặc nấm cần cắt hết để tránh lây sang khu vực khác.

Phòng trừ sâu bệnh

Cũng như họ nhà Chanh, Cây Chúc có thể gặp phải một số loại sâu bệnh như Rầy Mềm, Vẽ Bùa, Ghẻ, Nhện Đỏ… Các bệnh này thường phát triển nhiều ở giai đoạn lá non. Bà con có thể phun thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt.

CÁCH CHIẾT CÀNH CÂY CHÚC ĐỂ NHÂN GIỐNG

Cây Chúc là một loại cây đặc sản của vùng Bảy Núi, An Giang. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ giống cây này ngày càng nhiều. Cây vừa có thể làm cảnh, quả dùng làm gia vị của một số món ăn. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chiết cành Cây Chúc để mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Cây Chúc Giống

Vì sao nên nhân giống Cây Chúc bằng phương pháp chiết cành?

Cây Chúc (Chanh Thái) được biết tới là loại quả đang được khá nhiều người ưa thích. Trong thành phần của nó có khá nhiều nước, vị chua thường dùng làm nước giải khát. Loại cây này dễ ra hoa, đậu quả và hoa khá đẹp. Hiện nay, cách chiết cành Cây Chúc đang được áp dụng phổ biến nhằm tăng năng suất.

Chiết cành là phương pháp truyền thống được áp dụng khá nhiều hiện nay. Nếu như so với phương pháp ghép mắt cây thì chiết cành có ưu điểm là cho ra quả nhanh hơn.


Vì sao nên nhân giống Cây Chúc bằng phương pháp chiết cành

Theo ước tính, cây giống chiết trồng một năm sẽ ra quả. Hơn nữa, cây cũng không hề có hiện tượng thoái hóa mà vẫn sẽ giữ nguyên được những ưu điểm nổi bật của cây bố mẹ.

Cách chiết cành Cây Chúc để nhân giống

Cách chiết cành Cây Chúc để nhân giống được thực hiện như sau:

Khoanh vỏ

Sử dụng dao cắt khoanh tròn cành chiết ở 2 đầu cách nhau khoảng 3- 5cm, cách gốc từ 10- 15cm. Sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh, dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào, dùng giẻ lau sạch vết cắt.


Cách chiết cành Cây Chúc để nhân giống

Chuẩn bị đất bó bầu

Bà con nên dùng đất vườn, đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn với phân chuồng hoai mục, trấu hay rơm rác mục, rễ bèo tây. Một bầu chiết đường kính từ 6-8cm, trọng lượng 150-300g, chiều cao bầu là 10- 20cm.

Chiết cành

Khi áp dụng cách chiết cành Cây Chúc, Bà con cũng nên chọn ngày thời tiết tốt. Sử dụng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, tốt nhất nên cắt vào buổi sáng. Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị, giàn đất mỏng để bó xung quanh cành, sử dụng nilon quấn quanh bầu, lấy dây buộc chặt lại 2 đầu túi bầu.

Cắt cành chiết

Sau khoảng 45- 60 ngày, quan sát thấy rễ mọc ra và chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.

Cách chiết cành Cây Chúc để nhân giống không quá khó khăn, phức tạp, với những gợi ý trên, hy vọng Bạn sẽ tự mình thực hiện được một cách tốt đẹp.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

CÂY CHÚC TRỒNG BAO LÂU CÓ TRÁI?

Cây Chúc hay còn gọi là Chanh Thái. Đây là một trong những cây gia vị không thể thiếu của một số món ăn. Đồng thời, giống cây này cũng mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nên được rất nhiều nhà vườn lựa chọn. Trong quá trình canh tác loại cây này, một trong những vấn đề các nhà vườn quan tâm nhất là Cây Chúc trồng bao lâu có trái? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về vấn đề này.


Cây Chúc Giống

Cây Chúc trồng bao lâu có trái?

Cây Chúc là loại cây đặc hữu của vùng Bảy Núi, An Giang. Nó thuộc họ nhà cây có múi, nhưng mùi vị của Cây Chúc lại khác biệt hoàn toàn so với anh em cùng họ.

Đây là một loại cây rất dễ trồng, ưa đất thoát nước tốt, cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. Hiện nay nhiều người rất ưa thích trồng Cây Chúc để tạo hương vị hấp dẫn cho các món ăn, cũng như trồng để làm cảnh trong gia đình.


Cây Chúc trồng bao lâu có trái

Vậy Cây Chúc trồng bao lâu có trái? Cây Chúc được trồng từ hạt hoặc chiết cành, nếu như cây chúc được trồng từ hạt sẽ cho thu hoạch quả trong thời gian khoảng 3- 4 năm.

Cây Chúc ra hoa tự nhiên và cho thu hoạch quả quanh năm. Tuy nhiên mùa thu hoạch rộ nhất là vào mùa mưa từ tháng 6- 8 âm lịch. Cây Chúc không cần kích thích ra hoa, mà cây vẫn ra hoa tự nhiên, mỗi phát hoa có thể đậu từ 5- 8 trái, sau đó cây tự lọc trái còn khoảng 2- 3 trái 1 chùm.

Chú ý khi trồng Cây Chúc cho năng suất cao

Để Cây Chúc phát triển tốt, và cho quả quanh năm, Bạn nên chú ý đến chế độ chăm sóc bằng cách sử dụng phân bón hữu có, phân chuồng hoai mục, phân trùn quế…Tuyệt đối không sử dụng phân hóa học để bón gốc. Bởi vì Cây Chúc vốn là giống cây có tính hoang dại, nên không có nhu cầu bón phân nhiều.


Chú ý khi trồng Cây Chúc cho năng suất cao

Bên cạnh đó, loại cây này thường ra hoa tới khi thu hoạch khoảng 3 – 4 tháng. Tùy thuộc vào tuổi cây, cây giống và tình trạng sinh trưởng… Bà con nên thu hoạch vào thời điểm trời mát. Tuyệt đối không thu hoạch khu có sương mù nhiều hoặc sau cơn mưa vì nó sẽ khiến quả bị thối khi tích trữ.

Sau khi thu hoạch xong, cần để Quả Chúc ở khu vực thoáng mát, cách mặt sàn từ 10 cho tới 15cm. Bà con có thể dùng hóa chất an toàn để bảo quản giúp Chúc tươi lâu hơn.

NĂNG SUẤT CÂY CHÚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Cây Chúc mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng, bởi hiện nay thị trường rất tiềm năng, khách hàng rất ưa chuộng. Nhiều nhà vườn đã quyết định đầu tư vào mô hình trồng Cây Chúc và mang lại nguồn thu nhập ổn định. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể về năng suất Cây Chúc để Bà con hiểu hơn về giống cây này.


Cây Chanh Chúc

Năng suất Cây Chúc hiện nay như thế nào?

Cây Chúc được biết tới là một loại cây sắp tuyệt chủng, đã hồi sinh và trở thành cây thoát nghèo cho Bà con. Loại cây này rất dễ trồng. Vì là loài cây hoang dại, không cần quá nhiều công chăm sóc, do đó Bà con không hề gặp khó khăn trong quá trình trồng Chúc. Bà con cũng dễ dàng nhận thấy năng suất Cây Chúc mang lại gấp nhiều lần so với những cây trồng khác.


Năng suất Cây Chúc hiện nay như thế nào

Trồng Cây Chúc, Bà con không chỉ thu hoạch quả để bán cho thương lái. Lá Cây Chúc được sử dụng như một loại gia vị để tạo nên sức hấp dẫn cho một số món ăn. Do đó, lá của loại cây này cũng tạo ra một nguồn thu ổn định, nâng cao đời sống của Bà con.

Trái Chúc ra quả rất sai và giá bán hiện nay trên thị trường cao gấp nhiều lần so với trái Chanh. Cây Chúc càng lâu năm thì năng suất lại càng được nhiều. Bên cạnh đó những Cây Chúc có tuổi đời trên 10 năm, thường được giới chơi Cây Cảnh tìm mua với mức giá bán khá cao.


Cây Chúc đã làm thay đổi cuộc sống của Bà con nhiều địa phương

Trồng Cây Chúc đã làm thay đổi cuộc sống của Bà con nhiều địa phương. Với năng suất ổn định, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh, Cây Chúc là lựa chọn rất tốt cho Bà con đang có ý định chọn loại cây trồng để phát triển kinh tế.

CÂY CHÚC CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Cây Chúc Bảy Núi An Giang trong những năm gần đây được khách hàng rất ưa chuộng và tìm mua nhiều. Đây là loại quả có hình dáng khá lạ mắt và mới mẻ. Vậy Cây Chúc có tác dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.


Cây Chúc

Cây Chúc có tác dụng gì?

Cây Chúc là một giống cây đặc hữu ở vùng Bảy Núi, An Giang. Cây cho quả lạ mắt với mùi thơm rất đặc trưng. Trong thời gian gần đây nhiều người thường tìm mua Trái Chúc, Lá Chúc về sử dụng. Vậy Cây Chúc có tác dụng gì?


Cây Chúc có tác dụng gì

Cây Chúc rất dễ trồng, sức sống mãnh liệt và rất sai quả. Nước Trái Chúc có vị chua và rất thơm đặc trưng nên thường được sử dụng để vắt lấy nước pha trộn vào các món ăn để tạo nên hương vị rất riêng biệt.

Trái Chúc được sử dùng để rơ miệng cho những con bò bỏ ăn cỏ. Những người phụ nữ dân tộc Khmer còn sử dụng Trái Chúc để gội đầu, nhằm chăm sóc cho mái tóc mượt mà, óng ả.


Phụ nữ dân tộc Khmer còn sử dụng Trái Chúc để gội đầu

Lá Chúc giã nát rồi dìm sâu xuống đáy ao để trị bệnh cho cá và giúp cho cá khỏe mạnh, nhanh lớn. Lá của loại cây này có hương vị rất thơm và đặc biệt nên không thể thiếu trong những món ăn. Ngoài ra, Lá và Quả Chúc được rất nhiều người yêu thích. Vì là một loại quả sạch sinh trưởng ở vùng núi cao nên Chúc rất an toàn đối với sức khỏe của người dùng.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

CÔNG DỤNG CỦA LÁ CÂY CHÚC TRONG ẨM THỰC VÀ Y HỌC

Cây Chúc còn được gọi là Chanh Thái. Mặc dù mới du nhập vào Việt Nam nhưng giống quả này lại được rất nhiều người ưa chuộng. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu công dụng của Lá Cây Chúc trong ẩm thực và y học nhé!


Lá Cây Chanh Chúc

Công dụng của Lá Cây Chúc trong ẩm thực

Để tạo nên những món ăn ngon, hấp dẫn, ngoài bàn tay khéo léo của những người đầu bếp thì không thể thiếu được gia vị, linh hồn của món ăn. Trong đó, Lá Cây Chúc được biết đến là một trong những gia vị độc đáo, hấp dẫn không thể thiếu trong một số món ăn hiện nay.

Cây Chúc trồng nhiều ở vùng Bảy Núi, An Giang được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Cây Chanh Chúc, Chanh Thái…rất được người dân ưa chuộng. Loại cây này thuộc họ nhà Chanh, nó có những đặc tính của Chanh nhưng lá to hơn, trái có lớp vỏ xù xì lạ mắt, đặc biệt Lá Chúc có mùi rất thơm, the nồng và gắt hơn Chanh.


Công dụng của Lá Cây Chúc trong ẩm thực

Chính những đặc tính độc đáo ấy, đã tạo nên công dụng của Lá Cây Chúc trong ẩm thực, khiến món ăn trở nên hấp dẫn, và ngon hơn rất nhiều.

Nhắc đến Lá Cây Chúc, Bạn sẽ được người dân vùng Bảy Núi, An Giang giới thiệu đến một số món ăn rất đặc trưng có thể kể đến như:

– Gà Hấp Lá Chúc: Chọn loại gà tơ, làm sạch, nêm gia vị và sau đó nhồi Lá Chúc băm nhuyễn cho vào bụng gà, hay rải lên bề mặt. Đem đi hấp chín, khi thưởng thức bạn sẽ thấy vị ngòn ngọt, the nồng của Lá Chúc đã tạo nên sự khác biệt cho món gà hấp này.

– Cơm Lá Chúc: Khi nấu cơm Bạn sẽ cho một vài Lá Chúc vào sẽ làm cho cơm dậy mùi hương rất nồng nàn, bởi tinh dầu từ Lá Chúc tiết ra.

– Súp Tôm Chua Cay: Lấy Lá Chúc phơi khô, sau đó cho Lá Chúc vào món súp khoảng 1 phút trước khi ăn, Bạn sẽ thấy hương vị rất khác lạ.

Công dụng của Lá Chúc trong y học

Theo các chuyên gia đã chỉ ra rằng, dược tính của Lá Chúc có chứa tính an thần thường sử dụng để chữa trị những bệnh liên quan tới rối loạn thần kinh như căng thẳng, mất ngủ, tim đập nhanh. Bạn chỉ cần sử dụng 5-7 Lá Chúc ngâm với nước nóng trong vòng 15 phút rồi uống. Sử dụng nước này liên tục mỗi ngày 2 lần trong vòng 1 tháng sẽ giúp triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.


Công dụng của Lá Chúc trong y học

Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng Lá Cây Chúc có dược tính cao hơn cả thuốc Valium giúp an thần mà lại an toàn cho người dùng. Để hiệu quả đạt được tốt nhất, Bạn nên sử dụng Lá Chúc với lượng đủ dùng đem pha khô rồi hãm với nước nóng uống trong một tháng.

Với những bệnh nhân đang sống chung với bệnh hen suyễn hoặc đau nửa đầu, Lá Chúc là một thần dược không thể bỏ qua giúp giảm triệu chứng rất tốt. Bạn ngâm 2 nắm Lá Chúc đầy gồm có 1 nắm tươi và 1 nắm khô cho vào 1 chai nước nóng. Hãm như vậy trong vòng 10 phút. Sử dụng nước này uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện.